Bước tới nội dung

Tiếng Xơ Đăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Xơ Đăng
Xơ Teng
Rơtéang
Sử dụng tạiViệt NamLào
Khu vựcKon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk (Việt Nam)
Tổng số người nói98.000 (2007)
Dân tộcNgười Xơ Đăng
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3sed
Glottologseda1262[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Xơ Đăng hay tiếng Xê Đăng (Sedang) là ngôn ngữ của người Xơ Đăng, là một ngôn ngữ Nam Á chủ yếu được nói tại tỉnh Kon Tum ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam và phía đông nước Lào. Đây là ngôn ngữ có số lượng người nói lớn nhất trong tất cả các ngôn ngữ Ba Na Bắc, một nhóm ngôn ngữ được biết đến nhờ sự đa dạng về âm tính nguyên âm.

Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc mũi hóa trước mb nd ndʑ ŋɡ  
không bật hơi p t k ʔ
bật hơi tɕʰ
Xát vô thanh f s x h
hữu thanh v z ɣ
Tiếp cận w l j

Nguyên âm đơn

[sửa | sửa mã nguồn]
  Trước Giữa Sau
Đóng i   u
Nửa đóng e   o
Nửa mở ɛ   ɔ
Mở   a  

Nguyên âm đôi[2]

[sửa | sửa mã nguồn]
  Âm lướt cột trước Âm lướt cột giữa Âm lướt cột sau
nguyên âm hạt nhân /i/ iɛ̯, ḭɛ̯ iə̯, ḭə̯, ĩə̯̃, ḭ̃ə̯̃ io̯, ĩõ̯
nguyên âm hạt nhân /u/   uə̯, ṵə̯, ũə̯̃, ṵ̃ə̯̃ uo̯, ṵo̯
nguyên âm hạt nhân /e/   eə̯, ḛə̯, ẽə̯̃, ḛ̃ə̯̃ eo̯, ḛo̯, ḛ̃o̯
nguyên âm hạt nhân /o/ oɛ̯, o̰ɛ̯ oə̯, o̰ə̯, õə̯̃  

Tiếng Xơ Đăng có 24 âm vị nguyên âm: 7 nguyên âm cơ sở, tất cả đều có thể bình thường ([a]), mũi hóa ([ã]), hay thanh quản hóa ([a̰]) và ba âm /i a o/ có thể vừa mũi hóa vừa thanh quản hóa ([ã̰]). Tuy không có sự phân biệt về chiều dài nguyên âm như trong các ngôn ngữ Bahnar Bắc khác, tiếng Xơ Đăng có nhiều nguyên âm đôi. Kết quả, toàn hệ thống nguyên âm được cho là có từ 33 đến 55 âm (theo bảng trên thì ngôn ngữ này có 50 (26 + 24)). Tiếng Xơ Đăng do đó đôi khi được xem là có hệ thống nguyên âm lớn nhất thế giới. Tuy nhiều, vài ngôn ngữ Ba Na khác có nhiều nguyên âm cơ sở hơn (ví dụ, tiếng Ba Na có 9), cộng với sự phân biệt về chiều dài nguyên âm và nguyên âm đôi, nên hệ thống nguyên âm của chúng cần được xem xét kỹ để tìm ra số nguyên âm chính xác.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sedang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Smith, Kenneth D. (1975). Phonology and Syntax of Sedang, A Vietnam Mon-Khmer Language. University of Pennsylvania. tr. 62–64.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Smith, Kenneth D. 1967. "Sedang dialects." Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises 42: 195-255.
  • Smith, Kenneth D. 1968. "Laryngealization and de-laryngealization in Sedang phonemics." Linguistics 38: 52-69.
  • Smith, Kenneth D. 1969. Sedang ethnodialects. Anthropological Linguistics 11(5): 143-47.
  • Smith, Kenneth D. 1973. More on Sedang ethnodialects. Mon–Khmer Studies 4: 43-51.
  • Lê Đông, Tạ Văn Thông. 2008. Từ điển Việt - Xơ Đăng. Hanoi: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]