Bước tới nội dung

Âm ngạc mềm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Âm ngạc mềm, còn gọi là âm vòm mềm hay âm mạc, là phụ âm phát âm bằng phần cuối của lưỡi dựa vào ngạc mềm, tức phần sau của ngạc cứng.

Âm ngạc mềm trong bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) bao gồm ký hiệu cho âm ngạc mềm sau:

IPA Mô tả Ví dụ
Ngôn ngữ Chính tả IPA Nghĩa
âm mũi vòm mềm Việt ngà [ŋaː˨˩] ngà
âm tắc vòm mềm vô thanh Việt cam [kaːm˧] cam
âm tắc vòm mềm hữu thanh Anh get [ɡɛt] nhận
âm xát vòm mềm vô thanh Việt không [xəwŋ͡m˧] không
âm xát vòm mềm hữu thanh Việt ghế [ɣe˧˥] ghế
âm xát môi vòm mềm Anh which[1] [ʍɪtʃ] nào
âm tiếp cận vòm mềm Tây Ban Nha pagar [paɰaɾ] trả tiền
âm tiếp cận cạnh vòm mềm Wahgi trung aglagle [aʟaʟe] chóng mặt
âm tiếp cận môi vòm mềm Việt tuần [t̪wən˨˩] tuần
âm tống ra vòm mềm Gruzia აბა [aba] váy
ɠ âm hút vào vòm mềm hữu thanh Sindh ڳرو (əro) [ɠəro] nặng

Bình luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Không tồn tại âm rung vòm mềm — đó là lý do ô vuông tương ứng trong Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế có màu xám. Ở vị trí vòm mềm, lưỡi bị hạn chế về sự vận động nên không thể thi hành vận động rung hay vỗ.[2]

Vì vùng vòm miệng mềm khá rộng, nên vị trí của lưỡi không chính xác lắm. Đây là lý do phụ âm vòm mềm dễ bị đồng hoá, để vị trí phát âm đi trước hay sau tựa vào âm xung quanh. Âm vòm mềm hay chuyển đi phía trước — vòm hoá — trước nguyên âm trước và chuyển đi phía sau trước nguyên âm sau.

Nhiều thứ tiếng có âm vòm mềm môi hoá, như [kʷ], mà trong âm này môi làm tròn khi phát âm. Cũng có âm môi vòm mềm, mà được phát âm ở cuối lưỡi và đôi môi đồng thời, như trong tiếng Việt ung [ʔuŋ͡m˧].

Sự thiếu âm vòm mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm vòm mềm [k] là phụ âm phổ biến nhất trong các thứ tiếng của loài con người.[3] Ngôn ngữ duy nhất được mô tả là không có âm vòm mềm (hay âm mặt lưỡi) nào cả có vẻ như là tiếng XavanteTahiti. Tuy nhiên, có ngôn ngữ khác mà không có âm vòm mềm bình thường. Một đặc điểm của các thứ tiếng vùng Tây Bắc Thái Bình Dương là âm *k lịch sử bị vòm hoá trong nhiều thứ tiếng, trở thành [kʲ] hay [tʃ]. Thứ tiếng này còn có âm vòm mềm môi hoá [kʷ], [kʼʷ], [xʷ], [w] và các âm loạt lưỡi gà.

Ngoại trừ [g], không có âm vòm mềm nào đặc biệt phổ biến.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong những giọng của tiếng Anh mà phân biệt /ʍ/ trong which và /w/ trong witch.
  2. ^ Madore, David. “The International Phonetic Alphabet” [Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế] (bằng tiếng Anh).
  3. ^ Maddieson, Ian; Ferrari Disner, Sandra (1984). Cambridge University Press (biên tập). Patterns of Sounds [Mẫu hình âm] (bằng tiếng Anh).
  • Ladefoged, Peter; Maddieson, Ian (1996). The Sounds of the World's Languages (bằng tiếng Anh). Oxford: Blackwell. ISBN 0-631-19814-8.