Bước tới nội dung

Ana Ivanović

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ana Ivanović
Ana Ivanovic tại Pháp Mở rộng 2013
Quốc tịch Serbia
Nơi cư trúBasel, Thụy Sĩ
Sinh6 tháng 11, 1987 (37 tuổi)
Beograd, Serbia, trước là Nam Tư
Chiều cao1,84m[1][2]
Lên chuyên nghiệp17 tháng 8 năm 2003
Giải nghệ28 tháng 12 năm 2016
Tay thuậnTay phải; Revers hai tay
Tiền thưởngUS$ 15.510.787
Trang chủWebsite chính thức
Đánh đơn
Thắng/Thua480-225 (68.09%)
Số danh hiệu15
Thứ hạng cao nhất1 (9.6.2008)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngChung kết (2008)
Pháp mở rộngVô địch (2008)
WimbledonBán kết (2007)
Mỹ Mở rộngTứ kết (2012)
Đánh đôi
Thắng/Thua30-35
Số danh hiệu0
Thứ hạng cao nhất50 (25 tháng 9 năm 2006)
Cập nhật lần cuối: 2 tháng 1 năm 2017.

Ana Ivanović (Ана Ивановић, phát âm: [ˈanå iˈvaːnɔviʨ][3][4], nghe sinh ngày 6 tháng 11 năm 1987 tại Beograd) là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp của Serbia. Cô từng xếp thứ 1 thế giới năm 2008.

Bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2003, Ivanovic đã giành được 15 danh hiệu vô địch WTA Tour đánh đơn, trong đó có một danh hiệu Grand Slam nội dung đơn nữ. Tháng 6 năm 2011, cô được tạp chí Time bình chọn là một trong 30 huyền thoại quần vợt nữ[5] và nằm trong danh sách 100 tay vợt xuất sắc nhất từ trước tới nay bởi Matthew Cronin.[6]

Cô tuyên bố giải nghệ vào ngày 28 tháng 12 năm 2016.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Ana Ivanovic tại Medibank International 2008

Ivanovic bắt đầu làm quen với cây vợt lúc 5 tuổi khi xem tay vợt đồng hương Monica Seles thi đấu trên truyền hình.[2] Cô bắt đầu sự nghiệp của mình sau khi biết được số điện thoại của một cơ sở đào tạo quần vợt từ một quảng cáo. Trong các vụ đánh bom của NATO vào Nam Tư, cô tập luyện trong buổi sáng để tránh các cuộc không kích. Cô được đào tạo trong một bể bơi bị bỏ rơi trong mùa đông vì các sân quần vợt không có sẵn.

2003 - 2005

[sửa | sửa mã nguồn]

Ivanovic bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ tháng 8 năm 2003. Năm 2004, cô lọt vào chung kết giải đấu Junior Wimbledon và để thua Kateryna Bondarenko.[7] Cô lần đầu giành được danh hiệu vô địch vào đầu năm 2005 tại giải Canberra International, sau khi đánh bại Melinda Czink trong trận chung kết. Thứ hạng của cô tiếp tục tăng sau khi giành chiến thắng trước Svetlana Kuznetsova, Nadia Petrova ở Miami, và Vera Zvonareva ở Warsaw, tất cả họ đều là các tay vợt trong top 10. Tại giải Úc mở rộng 2005, cô lọt được vào vòng 3 và để thua Amélie Mauresmo. Sau đó tại giải Pháp mở rộng cô vào đến vòng tứ kết.[8] Ivanovic kết thúc năm 2005 với hạng thứ 16.

2006 - 2008

[sửa | sửa mã nguồn]

Ivanovic khởi đầu năm 2006 tại giải đấu Hopman Cup ở Perth, Australia với tay vợt đồng hương Novak Djokovic, họ vào đến trận chung kết nhưng đã để thua sau đó.[9] Bước đột phá trong năm 2006 của cô là việc đánh bại cựu số 1 thế giới Martina Hingis trong trận chung kết Rogers Cup ở Montreal trước khi đánh bại các tay vợt Jelena Jankovic, Katarina SrebotnikDinara Safina. Tại giải Mỹ mở rộng, cô đã để thua Serena Williams tại vòng 3.

Năm 2007, Ivanovic lần đầu lọt vào chung kết một Grand Slam sau khi đánh bại KuznetsovaSharapova tại tứ kết và bán kết, tuy nhiên cô đã thất bại trước Justine Henin trong trận chung kết. Trong năm này, cô giành được 3 danh hiệu vô địch WTA và leo lên vị trí thứ 4 vào cuối năm.

Năm 2008, Cô đã đánh bại Dinara Safina để giành chiến thắng tại trận chung kết Giải quần vợt Pháp Mở rộng và là á quân tại Giải quần vợt Úc Mở rộng.[10] Với chiến thắng này cô đã vươn lên vị trí số 1 thế giới. Tuy nhiên tại giải Wimbledon tiếp đó cô đã sớm thất bại từ vòng 3 khi đang là hạt giống số 1. Sau đó chấn thương ngón tay kéo dài khiến cô buộc phải rút lui tại thế vận hội mùa hè Bắc Kinh.[11]

Sau khi vô địch tại giải Pháp mở rộng năm 2008 và trở thành tay vợt nữ số 1 thế giới, Ivanovic đã có một quãng thời gian dài liên tục sa sút.[12]

2009 - 2013

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, lần đầu tiên Ivanovic bị tụt khỏi top 20 kể từ tháng 7 năm 2005. Cô kết thúc năm với số trận thắng - thua là 24 - 14, tồi tệ nhất kể từ lúc thi đấu chuyên nghiệp. Trong năm 2010, đã có lúc cô bị tụt xuống hạng 64 trong bảng xếp hạng (tháng 7 năm 2010) sau khi để bị thua ngay từ vòng đầu tiên của giải Wimbledon.[13][14]

2014 - nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014 là một năm hồi sinh sự nghiệp của Ivanovic, bắt đầu với chiến thắng tại giải Auckland mở rộng, danh hiệu đánh đơn đầu tiên của cô trong hơn 2 năm, sau đó là các chiến thắng tại các giải Monterrey mở rộng, Aegon Classic và Pan Pacific mở rộng. Ivanovic kết thúc năm 2014 với xếp hạng thứ 5.[15]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Ivanovic tại Toray Pan Pacific Open năm 2014

Ana được sinh ra tại Belgrade, Nam Tư, nay là Serbia. Mẹ cô, Dragana là một luật sư và thường có mặt trong tất cả các trận đấu của cô. Cha cô, Miroslav là một thương nhân, cũng thường tham dự các trận đấu của cô nếu có thể. Ana có một cậu em trai, Miloš thường cùng chơi bóng rổ với cô.[16]

Bên cạnh sự nghiệp quần vợt, Ana cũng đang là sinh viên ngành tài chính của trường đại học ở Belgrade và cô còn học thêm tiếng Tây Ban Nha trong thời gian rảnh.[17] Người đã truyền cảm hứng cho cô khi mới vào sự nghiệp là tay vợt đồng hương Monica Seles, một tay vợt nổi tiếng thập niên 1990.

Ana từng đánh đôi với Maria Kirilenko, là bạn của cô. Ngoài ra cô cũng còn nhiều người bạn cũng nổi tiếng trong giới Tennis như Daniela Hantuchova, Svetlana Kuznetsova, Sanja Ancic, Rafael Nadal, Tatiana Golovin và tay vợt đồng hương Novak Djokovic (quen nhau khi 5 tuổi).

Ngày 8 tháng 9 năm 2007, Ivanovic trở thành đại sứ UNICEF cho Serbia, cùng với Aleksandar Djordjevic, Jelena Jankovic và Emir Kusturica.[18]

Cô cũng từng xuất hiện trên một số tạp chí quốc tế như FHM (Đức, Anh, Úc), Vanity Fair (Tây Ban Nha), Cosmopolitan (Serbia), Vanidades (Mexico), Grazia (Serbia), The Best Shop (Serbia), Sports Illustrated (Nam Phi),...

Năm 2013, Ivanovic cặp bồ một thời gian ngắn với cầu thủ bóng rổ Serbia Ivan Paunić.[19] Trước đó cô đã chia tay với cầu thủ đánh Golf Adam Scott sau 2 năm chung sống.[20] Tháng 9, 2014 người ta đã gặp cô nắm tay với thủ quân của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức Bastian Schweinsteiger ở New York và sau đó ở nhiều nơi khác.[21]

Các trận đấu tại giải Grand Slam

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết: 3 (1 vô địch, 2 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
Á quân 2007 French Open Đất nện Bỉ Justine Henin 1–6, 2–6
Á quân 2008 Australian Open Cứng Nga Maria Sharapova 5–7, 3–6
Vô địch 2008 French Open Đất nện Nga Dinara Safina 6–4, 6–3

Để tránh việc nhầm lẫn do sự trùng lặp khi đếm, bảng tổng kết chỉ được cập nhật khi một giải đấu đã hoàn toàn kết thúc. Lần cuối cùng cập nhật là cuối năm 2014

W = vô địch

F = á quân

SF = bán kết

QF = tứ kết

1R, 2R, 3R, 4R = vòng 1, vòng 2, vòng 3, vòng 4

Nội dung đánh đơn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SR W–L
Grand Slam Tournaments
Australian Open 3R 2R 3R F 3R 2R 1R 4R 4R QF 0 / 10 24–10
French Open QF 3R F W 4R 2R 1R 3R 4R 3R 1 / 10 30–9
Wimbledon 3R 4R SF 3R 4R 1R 3R 4R 2R 3R 0 / 10 23–10
US Open Q1 2R 3R 4R 2R 1R 4R 4R QF 4R 2R 0 / 10 20–10
Thắng–Thua 0–0 0–0 9–4 8–4 16–4 16–3 8–4 5–4 5–4 12–4 10–4 9–4 1 / 40 97–39
Year-End Championship
WTA Tour Championships SF RR RR 0 / 3 4–5
Thống kê sự nghiệp
Vô địch - Á quân 0–0 0–0 1–1 1–1 3–5 3–4 0–1 2–2 1–1 0–0 0–1 4–6 N/A 15–22
Thắng-Thua tổng thể 12–5 37–5 40–14 35–18 51–18 38–15 24–14 33–20 32–20 37–21 40–23 58–17 N/A 437–190
Thứ hạng cuối năm 705 97 16 14 4 5 22 17 22 13 16 5

Nội dung đánh đôi

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2005 2006 2007 2011 SR W–L
Grand Slam Tournaments
Australian Open 0 / 0 0–0
French Open 1R 1R 0 / 2 0–2
Wimbledon 3R 1R 1R 2R 0 / 4 3–4
US Open 3R 0 / 1 2–1
Thắng-Thua 2–2 2–2 0–2 1–1 4 / 7 4–7

Các trận chung kết WTA

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung đánh đơn: 23 (15 vô địch, 8 á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả STT Ngày Giải đấu Mặt sân Đối thủ tại chung kết Tỷ số
Winner 1. 15 tháng 1 năm 2005 Canberra International, Canberra, Australia Hard Hungary Melinda Czink 7–5, 6–1
Winner 2. 21 tháng 8 năm 2006 Canadian Open, Montréal, Canada Hard Thụy Sĩ Martina Hingis 6–2, 6–3
Runner-up 1. 4 tháng 2 năm 2007 Pan Pacific Open, Tokyo, Japan Carpet (i) Thụy Sĩ Martina Hingis 4–6, 2–6
Winner 3. 13 tháng 5 năm 2007 German Open, Berlin, Germany Clay Nga Svetlana Kuznetsova 3–6, 6–4, 7–6(7–4)
Runner-up 2. 9 tháng 6 năm 2007 French Open, Paris, France Clay Bỉ Justine Henin 1–6, 2–6
Winner 4. 12 tháng 8 năm 2007 LA Women's Tennis Championships, Los Angeles, USA Hard Nga Nadia Petrova 7–5, 6–4
Winner 5. 30 tháng 9 năm 2007 Luxembourg Open, Luxembourg Hard (i) Slovakia Daniela Hantuchová 3–6, 6–4, 6–4
Runner-up 3. 26 tháng 1 năm 2008 Australian Open, Melbourne, Australia Hard Nga Maria Sharapova 5–7, 3–6
Winner 6. 23 tháng 3 năm 2008 Indian Wells Masters, Indian Wells, United States Hard Nga Svetlana Kuznetsova 6–4, 6–3
Winner 7. 7 tháng 6 năm 2008 French Open, Paris, France Clay Nga Dinara Safina 6–4, 6–3
Winner 8. 26 tháng 10 năm 2008 Linz Open, Linz, Austria Hard (i) Nga Vera Zvonareva 6–2, 6–1
Runner-up 4. 22 tháng 3 năm 2009 Indian Wells Masters, Indian Wells, United States Hard Nga Vera Zvonareva 6–7(5–7), 2–6
Winner 9. 17 tháng 10 năm 2010 Linz Open, Linz, Austria (2) Hard (i) Thụy Sĩ Patty Schnyder 6–1, 6–2
Winner 10. 7 tháng 11 năm 2010 WTA Tournament of Champions, Bali, Indonesia Hard (i) Nga Alisa Kleybanova 6–2, 7–6(7–5)
Winner 11. 6 tháng 11 năm 2011 WTA Tournament of Champions, Bali, Indonesia (2) Hard (i) Tây Ban Nha Anabel Medina Garrigues 6–3, 6–0
Runner-up 5. 13 tháng 10 năm 2013 Linz Open, Linz, Austria Hard (i) Đức Angelique Kerber 4–6, 6–7(6–8)
Winner 12. 4 tháng 1 năm 2014 Auckland Open, Auckland, New Zealand Hard Hoa Kỳ Venus Williams 6–2, 5–7, 6–4
Winner 13. 6 tháng 4 năm 2014 Monterrey Open, Monterrey, Mexico Hard Serbia Jovana Jakšić 6–2, 6–1
Runner-up 6. 27 tháng 4 năm 2014 Stuttgart Open, Stuttgart, Germany Clay (i) Nga Maria Sharapova 6–3, 4–6, 1–6
Winner 14. 15 tháng 6 năm 2014 Aegon Classic, Birmingham, United Kingdom Grass Cộng hòa Séc Barbora Záhlavová-Strýcová 6–3, 6–2
Runner-up 7. 17 tháng 8 năm 2014 Cincinnati Masters, Cincinnati, United States Hard Hoa Kỳ Serena Williams 4–6, 1–6
Winner 15. 21 tháng 9 năm 2014 Pan Pacific Open, Tokyo, Japan Hard Đan Mạch Caroline Wozniacki 6–2, 7–6(7–2)
Runner-up 8. 10 tháng 1 năm 2015 Brisbane International, Brisbane, Australia Hard Nga Maria Sharapova 7–6(7–4), 3–6, 3–6

Nội dung đánh đôi: 1 (Á quân)

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả STT Ngày Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
Runner-up 1. 19 tháng 6 năm 2006 Rosmalen Grass Court Championships, 's-Hertogenbosch, Netherlands Grass Nga Maria Kirilenko Trung Quốc Yan Zi
Trung Quốc Zheng Jie
6–3, 2–6, 2–6

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bio on Official Website”. Anaivanovic.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ a b “WTA profile”. Wtatennis.com. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ Ana Ivanović vesti.rs 23 April 2012
  4. ^ John Grasso Historical Dictionary of Tennis 2011 Page 225
  5. ^ William Lee Adams (ngày 9 tháng 5 năm 2013). “30 Legends of Women's Tennis: Past, Present and Future – Ana Ivanovic”. Time. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Matt Cronin's Top 100 Greatest Players Ever”. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “Wimbledon 2004”. Tennis Europe. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ “Serbian starlet shocks Mauresmo”. BBC News. ngày 28 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ “Hyundai Hopman Cup (Official Mixed Teams Competition of the International Tennis Federation):: News Item”. Hopmancup.com. ngày 5 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ “Sharapova stuns Serb in Aussie final”. CNN. ngày 26 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
  11. ^ “Injured Ivanovic out of Olympics”. BBC Sport. ngày 10 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
  12. ^ Perrotta, Tom (ngày 11 tháng 8 năm 2010). “High Strung”. The Atlantic. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  13. ^ Ana Ivanovic – Heading Back to the Top? DW on Sport
  14. ^ Where Did It All Go Wrong: The Sad Demise of Ana Ivanovic DW on Sport
  15. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
  16. ^ “Ana Ivanovic – the fastest mover in the world” (PDF). Ana Ivanovic.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  17. ^ Newman, Paul (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “Ivanovic grows into role of Australia's adopted daughter”. The Independent. London. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ “Ivanovic Becomes UNICEF Ambassador”. WTA Tour. ngày 8 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2007.
  19. ^ Ivan Paunić očajan: Ana me je pozvala i samo rekla „Ovo je kraj“!.
  20. ^ “Star sporting duo Adam Scott and Ana Ivanovic split ahead of Aussie tour”. NewsComAu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  21. ^ Was ist da los, Herr Kapitän?, SZ, 11.09.2014

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]