Seneca
Seneca | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | giữa 8 TCN và 1 |
Nơi sinh | Corduba |
Mất | |
Ngày mất | 12 tháng 4, 65 |
Nơi mất | Roma |
Nguyên nhân | mất máu đến chết |
Nơi cư trú | |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | La Mã cổ đại |
Nghề nghiệp | nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học, nhà cách ngôn, chính trị gia, chính khách, nhà văn |
Gia đình | |
Bố | Seneca the Elder |
Mẹ | Helvia Antonia |
Anh chị em | Lucius Junius Gallio Annaeanus, Marcus Annaeus Mela |
Hôn nhân | Pompeia Paulina |
Thầy giáo | Sotion, Papirius Fabianus |
Lĩnh vực | luân lý học, triết học chính trị |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Trào lưu | chủ nghĩa khắc kỷ |
Tác phẩm | De Vita Beata, Epistulae morales ad Lucilium, De ira, De Brevitate Vitae |
Có tác phẩm trong | |
Ảnh hưởng bởi
| |
Website | |
Seneca trên IMDb | |
Lucius Annaeus Seneca (thường được gọi đơn giản là Seneca hay Seneca Trẻ (4 TCN-65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời, ông là một tên tuổi lớn của văn học La Mã. Ông từng là thầy giáo và cố vấn cho hoàng đế Nero Bạo chúa. Ông sau đó đã bị ép buộc phải tự tử vì bị cho là đồng lõa trong âm mưu ám sát hoàng đế Julio-Claudian, tuy nhiên, ông có thể đã được tuyên vô tội. Cha của ông là Seneca Già và anh trai là Gallio.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Seneca sinh ra tại Cordoba của Tây Ban Nha. Ông là con trai của Helvia và Seneca Già. Seneca Trẻ cũng là chú của nhà thơ Lucan. Thời thơ ấu của ông được kể rằng là thời của ốm yếu. Seneca được người dì đưa lên thành phố Rome. Ở đây, ông học các môn tu từ học và triết học của các nhà triết học thuộc hai trường phái, đó là trường phái Tân Pythagoras và trường phái Khắc kỷ. Tuy nhiên, dấu hiệu xấu của sức khỏe vẫn không buông tha ông. Thế nên, Seneca đành phải đi chữa trị tại Ai Cập. Tiếp theo, nhà triết học La Mã này trở về Rome. Không lâu sau đấy, Seneca Trẻ có mối quan hệ bất hòa với vị Hoàng đế Caligula, mối quan hệ này căng thẳng đến nỗi ông vua này định giết vị học giả.
Vào năm 41 sau Công nguyên, Seneca Trẻ đã bị đày ra đảo Corsica bởi lệnh của Hoàng đế Claudius. Tội danh mà ông mắc phải là trở thành người ngoại tình của công chúa Julia Livilla, cháu của vị hoàng đế trên. Vào 8 năm sau đó, ông được trở về thành Rome nhờ có sự can thiệp của Hoàng hậu Agippina. Vào năm 50, ông trở thành một vị pháp quan và cũng vào năm này, ông cưới Pompela Paulina. Đây là một cuộc hôn nhân có ảnh hưởng rất lớn với Seneca bởi vì Paulina là một người phụ nữ giàu có và cũng nhờ đó, ông làm bạn với nhiều người đầy quyền lực. Tiếp theo, Seneca Trẻ trở thành vị gia sư của Lucius Domitius, con trai của Agippina, người sau này chính là vị hoàng đế nổi tiếng Nero.
Một sự kiện rất quan trọng xảy ra đối với cuộc đời của Seneca. Claudius, vị hoàng đế đày Seneca ra đảo Corsica, đã bị ám sát. Sự kiện này đã đưa nhà triết học người La Mã lên đến đỉnh cao của quyền lực. Và gần giống như câu nói của người Việt Nam: "Một người làm quan, cả họ được nhờ", bạn bè của Seneca đã nắm giữ quyền hành tại biên giới của La Mã với Đức và Parthia, quốc gia có lãnh thổ hiện nay thuộc về Iran và Afghanistan. Bài diễn văn đầu tiên của Nero là do Seneca đảm trách. Lúc đầu, Seneca và bạn thân của ông, quan thái thú Afanius Burrus trở thành những trợ thủ đắc lực của một Nero khôn ngoan. Nhưng rồi, mọi thứ thay đổi 180 độ khi Nero trở thành kẻ độc tài và Seneca cùng Burrus trở thành những người thừa đối với vị vua này. Vào năm 62, người bạn của Seneca qua đời, còn ông thì chú tâm vào việc đọc sách và sáng tác.
Từ đây, tai họa đổ xuống Seneca. Vào năm 65, nhà triết học này bị cáo buộc có liên quan đến âm mưu ám sát vua Nero. Dù là trực tiếp hay gián tiếp, Nero đã gây ra cái chết của Seneca.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Vài nét khái quát
[sửa | sửa mã nguồn]Seneca có sự nghiệp rất đặc biệt. Phần lớn các tác phẩm ông viết đều liên quan đến triết học và bi kịch, chỉ có duy nhất một tác phẩm mang tính chính trị, tác phẩm Apocolocyntosis divi Claudii.
Các tư tưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Chủ nghĩa khắc kỷ
[sửa | sửa mã nguồn]Về tư tưởng triết học, Seneca trình bày quan điểm chiết trung của chủ nghĩa khắc kỷ. Nói về chủ nghĩa khắc kỷ, Seneca có nhắc tới 5 điểm như sau:
- Trên hết, phải tìm đạo lý.
- Đời sống phải đáng sống và có ích.
- Tri thức chỉ là phương pháp tìm ra đạo lý, không phải là phương pháp cứu cánh con người.
- Can đảm để chống lại sự cám dỗ và sự khắt khe.
- Chỉ có Con Người mới giải thoát cho mình.
Ảnh hưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư tưởng mà Seneca để lại là một phần quan trọng của văn hóa Latin thời Trung cổ.
- Trong thế kỷ XVI và thế kỷ XVIII, văn xuôi của Seneca đã trở thành khuôn mẫu, tiêu biểu có thể kể đến John Calvin, Michel Eyquem de Montaigne và Jean-Jacques Rousseau.