Người Yami
Tao | |
---|---|
Tổng dân số | |
~ 4.500 @2019[1] | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Đảo Lan Tự, Đài Loan | |
Ngôn ngữ | |
Tiếng Yami (Tao), Quan thoại | |
Tôn giáo | |
Tôn giáo truyền thống | |
Người Ivatan, thổ dân Đài Loan |
Người Yami (tiếng Trung: 雅美族; bính âm: Yǎměi zú, Hán Việt: Nha Mĩ tộc), còn gọi là người Tao (tiếng Trung: 達悟族; bính âm: Dá wù zú, Hán Việt: Đạt Ngộ tộc) , là một dân tộc Nam Đảo sống trên hòn đảo nhỏ bé Lan Tự, Đài Loan. Họ thường được gọi là người Yami, theo cách một nhà nhân loại học gọi họ. Tuy vậy, cư dân trên đảo gọi bản thân là người "Tao". Người Tao có quan hệ với thổ dân Đài Loan lẫn người Philippines, và vẫn gìn giữ phong tục tập quán riêng.
Năm 2019 Joshua Project ghi nhận dân số Yami khoảng 4.500 người.[1]
Người Tao trên đảo sinh nhai bằng nghề đánh bắt cá.[2] Sự gắn kết giữa người Tao với nghề đánh cá và biển cả không đơn thuần là sinh tồn. Lối sống truyền thống dần hao mòn do sự di dân sang đảo lớn Đài Loan nhằm tìm kiếm việc làm và theo đuổi giáo dục.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc người Tao chưa được làm rõ. Tuy vậy, họ được cho là gần gũi với cư dân quần đảo Philippines hơn với thổ dân Đài Loan. Giả thuyết thường gặp là tổ tiên người Tao rời quần đảo Batan của Philippines, đến sống trên đảo Lan Tự chừng 800 năm trước.[3] Giả thuyết này dựa trên nét tương đồng ngôn ngữ giữa người Tao và người Batin. Hơn nữa, hai bên có vẻ từng buôn bán gia súc, vũ khí, và vàng cho tới 300 năm trước khi mối giao thương bị chiến tranh cắt đứt.[3]
Trên đảo Lan Tự, ngoài người Tao còn có cộng đồng người Hoa đang tăng lên. Ước tính số người Hoa trên đảo là xấp xỉ 1.000 người.[4]
-
Người Tao trên bờ biển Lan Tự, khoảng năm 1931.
Tên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ "Tao" đơn giản có nghĩa là "người" trong tiếng Tao.[5] Từ "Yami" do nhà nhân loại học Nhật Bản Torii Ryūzō đề ra. Đó là từ ông dùng khi nói đến văn hóa-ngôn ngữ người Tao.[6] Dù dân tộc này được gọi là Tao hay Yami, mỗi cộng đồng trên đảo có tên riêng gắn với địa phương.[7]
Văn hoá
[sửa | sửa mã nguồn]Trang phục
[sửa | sửa mã nguồn]Trang phục truyền thống của dân tộc Tao bao gồm các loại vải đơn giản, một màu làm từ sợi thực vật tự nhiên. Do tính chất của công việc đánh bắt, nam giới thường chỉ đóng khố và áo gile không cổ. Điều này cũng giúp họ chống chọi tốt hơn với cái nóng ngột ngạt. Trang phục của phụ nữ thường bao gồm một tấm vải hoặc áo gile ngắn để che phần trên cơ thể của họ và một tấm vải giống như tạp dề để che một phần cơ thể dưới của họ. Đối với những dịp đặc biệt hoặc nghi lễ, nam giới và phụ nữ mặc váy ngắn xanh và trắng cùng với các phụ kiện rực rỡ, chẳng hạn như mũ gỗ hình bát giác cho phụ nữ và mũ che mặt bạc cho nam giới. Trong tang lễ và thời gian để tang, phụ nữ mặc áo trên từ trong ra ngoài, nam mặc một mảnh vải lộn ngược ra ngoài, trên đầu. Nó cũng được coi là điều cấm kị khi mặc quần áo có số lẻ sọc xanh lam hoặc đen. Do đó, các mẫu quần áo thường bao gồm 8 đến 12 sọc. Cả trong các tình huống nghi lễ hay hàng ngày, người Tao đều đi chân đất.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Country: Taiwan, Ethnic People Group: Yami, Botel Tabago. Joshua Project, 2019. Truy cập 1/4/2021.
- ^ Jennings, Ralph (ngày 2 tháng 6 năm 2007). “Surviving on Lanyu Island”. The Windsor Star. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b West, Barbara (2008). Encyclopedia of the Peoples of Asian and Oceania. New York: Infobase Publishing. tr. 899–900. ISBN 9780816071098.
- ^ Diller, Philip (tháng 11 năm 2006). “World Summit of Indigenous Cultures”. Unsure Welcome. Taipei Multicultural Arts Group. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ Arrigo, Linda. “A Minority within a Minority: Cultural Survival on nTaiwan's Orchid Island”. Cultural Survival. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Tao”. Digital Museum of Taiwan Indigenous Peoples. Digital Museum of Taiwan Indigenous Peoples. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ Blundell, David (tháng 7 năm 2008). “Endangered Languages in Revitalization Development and Mapping Featuring the Batanes and Orchid Island” (PDF). ECAI Pacific Language Mapping. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.