Bước tới nội dung

Học viện Karolinska

Học viện Karolinska
Karolinska institutet
Tập tin:Karolinska logo.png
Vị trí
Map
,
Thông tin
LoạiĐại học Y khoa
Khẩu hiệuAtt genom forskning, utbildning och information bidra till människors hälsa.
Thành lập1810
Hiệu trưởngHarriet Wallberg-Henriksson
Nhân viên3.600 [2]
Khuôn viênUrban
Websitehttp://www.ki.se/
Thông tin khác
Thành viênLERU
Thống kê
Nghiên cứu sinh1.500
Lối vào từ Solnavägen
Phòng thí nghiệm Berzelius, KI Solna
Thư viện của Học viện và Phòng thí nghiệm Berzelius, KI Solna
The old yard, KI Solna

Học viện Karolinska (tiếng Thụy Điển: Karolinska Institutet) là một trong các trường đại học y khoa lớn nhất châu Âu. Trường được thành lập năm 1810, tọa lạc tại thị xã Solna, ngay ngoài thành phố Stockholm.

Một Ủy ban của Học viện này đảm nhiệm việc chọn ra các người đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa hàng năm. Bệnh viện của học viện Karolinska liên kết với học viện như một bệnh viện giảng dạy. Cả hai tạo thành một Trung tâm Khoa học Y tế đại học (academic health science centre). Đây là một trung tâm huấn luyện và nghiên cứu lớn nhất Thụy Điển, chiếm 30% về huấn luyện và 40% về nghiên cứu y khoa đại học của cả nước. Trong khi phần lớn các chương trình y khoa được giảng dạy bằng tiếng Thụy Điển, thì khối lượng lớn các dự án tiến sĩ y khoa được hướng dẫn bằng tiếng Anh.

Học viện Karolinska là thành viên của League of European Research Universities (Liên đoàn các đại học nghiên cứu châu Âu). Theo Academic Ranking of World Universities (Bảng xếp hạng các đại học thế giới) năm 2008, học viện này được xếp hạng 51 trong số các đại học nghiên cứu trên thế giới, thứ 11 ở châu Âu và thứ nhất ở Thụy Điển.[3] Học viện này cũng được xếp hạng 18 trên thế giới về lãnh vực Khoa học Nông nghiệp và đời sống, cùng hạng 9 trong lãnh vực Y học lâm sàng và Dược học.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Học viện Karolinska được thành lập trong thời gian 1810-1811 như một trung tâm huấn luyện cho các bác sĩ phẫu thuật quân đội. Tên nguyên thủy là "Medico-Chirurgiska Institutet" (Viện phẫu thuật Y học). Năm 1817 tiền tố 'Karolinska' được thêm vào để nói tới 'Karoliner' là tên các binh sĩ dưới triều vua Karl XII, và tên đầy đủ là "Kongl. Carolinska Medico Chirurgiska Institutet" (Học viện Phẫu thuật Y học Hoàng gia Karolinska). Năm 1968 đổi tên thành "Karolinska Institutet" (Học viện Karolinska) như hiện nay.

Các giáo sư và cựu sinh viên nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Jöns Jacob Berzelius

Các phân khoa nghiên cứu (tính theo địa điểm)

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu trường Solna

Bệnh viện Karolinska, Solna

Khu trường Huddinge

Khác

Nghiên cứu ở Học viện Karolinska

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu ở Học viện Karolinska tập chú nhiều vào nghiên cứu Y học và y sinh học (biomedical) trong mọi lãnh vực bệnh, đặc biệt trong khoa thần kinh, sinh học ung thư, miễn dịch học và các bệnh về trao đổi chất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Swedish Higher Education Authority (Högskoleverket) - statistics for 2008 (Swedish), page 121” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ “Karolinska Institutet Brochures”. Karolinska Institutet. Tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2009.
  3. ^ Liu, N.C. (ngày 25 tháng 8 năm 2008). “Top 100 European Universities”. 2008 Academic Ranking of World Universities. Shanghai, China: Center for World-Class Universities, Shanghai Jiao Tong University. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  4. ^ Liu, N.C. (ngày 18 tháng 2 năm 2008). “Academic Ranking of World Universities by Broad Subject Fields – 2008”. Academic Ranking of World Universities Field – 2008. Shanghai, China: Center for World-Class Universities, Shanghai Jiao Tong University. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  5. ^ Việc xếp đặt theo chuỗi các amino acid trong 1 peptide do Pehr Edman triển khai
  6. ^ Huy chương của Royal Society (Hội Hoàng gia London.) tương đương Viện Hàn lâm ở các nước khác
  7. ^ cũng gọi là Sinh trắc học (Biometrics)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]