Bước tới nội dung

Họ Dứa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Dứa
Quả dứa Ananas comosus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Bromeliaceae
Juss., 1789[1]
Chi điển hình
Bromelia
L., 1753

Phân họ

Họ Dứa (danh pháp khoa học: Bromeliaceae) là một họ lớn của thực vật có hoa gồm 51 chi và chừng 3475 loài được biết đến[2] có nguồn gốc chủ yếu từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, một loài từ cận nhiệt đới châu Mỹ và một loài từ Tây Phi, Pitcairnia feliciana.[3]

Họ này bao gồm cả các loài thực vật biểu sinh, chẳng hạn loài rêu Tây Ban Nha (Tillandsia usneoides) cũng như các loài thực vật tự dưỡng sống trên đất như dứa (Ananas comosus). Nhiều loài trong họ này có khả năng lưu trữ nước trong "quả" được tạo ra nhờ sự chồng lên nhau khá chặt của các gốc lá. Tuy nhiên, họ này là đa dạng đủ để bao gồm cả các loại dứa có "quả", các loài thực vật biểu sinh Tillandsia lá xám lấy nước từ các cấu trúc lá gọi là túm lông, và thậm chí một lượng lớn các loài thực vật mọng nước cư trú trong các sa mạc.

Loài dứa lớn nhất là Puya raimondii, cao tới 3–4 m với hoa cao tới 9–10 m, và loài nhỏ nhất có lẽ là rêu Tây Ban Nha.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tillandsia usneoides sinh trưởng như một loại thực vật biểu sinh

Cây thân cỏ, phần lớn sống biểu sinh trên thân các cây to, một số ít sống trên đất. Thân ngắn, mang những lá hình giải xếp thành hoa thị ở gốc. Hoa tập hợp thành bông, chùm hay chùy. Nhiều loài có lá bắc có màu sặc sỡ. Hoa mẫu 3. Quả mở (ở các chi có bầu trên) và quả mọng (ở các chi có bầu dưới). Hạt bé, nội nhũ bột. Cây họ Dứa có nhiều đặc điểm sinh thái đặc biệt. Rễ của các loài biểu sinh chủ yếu để bám vào thân cây chủ, ở một số loài rễ hoàn toàn không phát triển. Lá mọc chụm lại ở gốc thành hình phễu, trong có nước và chất hữu cơ bị phân hủy, nên là môi trường sống thích hợp cho một số động vật và thực vật nhỏ (một số cây ăn thịt, giáp xác thấp, lưỡng thê v.v). Gốc lá hút nước và chất dinh dưỡng thay cho rễ. Ở nhiều loài lại có lông và mô giữ nước phát triển.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Poales
Typhaceae s. l.

Typhaceae s. s.

Sparganiaceae (Sparganium)

Bromeliaceae

Rapateaceae

Xyridaceae

Eriocaulaceae

Mayacaceae

Thurniaceae

Juncaceae

Cyperaceae

Anarthriaceae

Centrolepidaceae

Restionaceae

Flagellariaceae

Joinvilleaceae

Ecdeiocoleaceae

Poaceae

Một vài hình ảnh về họ dứa

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Bromeliaceae hiện được đặt trong bộ Poales.

Phân họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Bromeliaceae được chia làm ba phân họ:

Trồng và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có một loài dứa (Ananas comosus), là có giá trị quan trọng trong thương mại trong vai trò của một loại cây trồng thực phẩm. Nhiều loài dứa khác là các loại cây cảnh phổ biến.

Quả dứa

Cây dứa

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài dứa có giá trị kinh tế nhất là loài thuộc chi Ananas với danh pháp khoa học Ananas comosus (Merr.) với nhiều giống khác nhau. Loài dứa này là loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng. Hoa tập hợp quanh một trục lớn thành bông ngắn, mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc màu tím, bầu dưới, quả mọng. Quả dứa là một quả phức, phần ăn được gồm trục hoa và các lá bắc mọng nước, còn quả thật nằm trong các mắt dứa.

Ở Việt Nam hiện biết có trồng 4 giống sau:

  • Dứa ta (Ananas comosus spanish hay Ananas comosus sousvar red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
  • Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An.
  • Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
  • Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010
  2. ^ Christenhusz, M. J. M., and Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase” (PDF). Phytotaxa. Magnolia Press. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Mabberley, D.J. (1997). The Plant Book. Cambridge: Cambridge University Press.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]