Breadcrumb

  1. Home
  2. Thông tin bằng tiếng Việt
  3. Tài liệu Thông tin về Cách ăn mặc và Chải chuốt râu tóc Mang tính tôn giáo tại Nơi làm việc: Quyền và Trách nhiệm

Tài liệu Thông tin về Cách ăn mặc và Chải chuốt râu tóc Mang tính tôn giáo tại Nơi làm việc: Quyền và Trách nhiệm

Thông báo Liên quan đến Tiêu chuẩn Khó khăn Thái quá trong Tiêu đề VII Các Trường hợp về Tiện nghi Phục vụ Tôn giáo.

Tài liệu này được ban hành trước khi có quyết định của Tòa Tối cao trong vụ án Groff chống lại DeJoy, 143 S. Ct. 2279 (2023). Quyết định của vụ Groff xác định rằng “cho thấy ‘nhiều hơn là chi phí tối thiểu là không đủ để coi là khó khăn thái quá theo Tiêu đề VII. “Thay vì thế, Tòa Tối cao cho rằng “khó khăn thái quá là khi có gánh nặng đáng kể trong bối cảnh kinh doanh tổng quát của một chủ sử dụng lao động,” “xem xét tất cả những yếu tố có liên quan của trường hợp đang có, bao gồm các tiện nghi đặc biệt đang cứu xét và ảnh hưởng thực tế xét về bản chất, quy mô và chi phí hoạt động của một chủ sử dụng lao động”. Groff thay tế bất cứ thông tin đối nghịch nào trên trang mạng này. Để có thêm thông tin về nguồn trợ giúp của EEOC về phân biệt kỳ thị tôn giáo, xin vui lòng xem Phân Biệt Đối Xử Về Tôn Giáo.

Tài liệu thông tin này cung cấp thông tin cơ bản về cách mà luật liên bang về việc phân biệt đối xử trong công việc áp dụng cho các thông lệ về trang phục và chải chuốt râu tóc mang tính tôn giáo. Một cẩm nang hỏi đáp đầy đủ thì có sẵn tại địa chỉ https://www.eeoc.gov/laws/guidance/religious-garb-and-grooming-workplace-rights-and-responsibilities.

Trong hầu hết trường hợp cá biệt, các chủ thuê lao động mà được bao hàm bởi Đề mục VII của Đạo luật về Quyền Dân sự năm 1964 phải tạo ra ngoại lệ cho các quy tắc hoặc ưu tiên thông thường của họ nhằm cho phép những người xin việc và nhân viên tuân theo các thông lệ về trang phục và chải chuốt râu tóc mang tính tôn giáo. Các ví dụ cho các thông lệ về trang phục và chải chuốt râu tóc mang tính tôn giáo có thể bao gồm: việc mặc trang phục hoặc đeo vật phẩm mang tính tôn giáo (ví dụ như, một dấu Thánh Giá, một khăn hijab của người Hồi giáo (khăn trùm đầu), một khăn quấn đội đầu của người theo đạo Sikh, một dao kirpan của người theo đạo Sikh (một thanh kiếm nhỏ mang tính biểu tượng)); việc tuân thủ một sự ngăn cấm mang tính tôn giáo mà không cho mặc các loại quần áo nhất định (ví dụ như, một thông lệ của phụ nữ Hồi giáo, Công giáo phái Ngũ Tuần, hoặc Do Thái giáo chính thống về việc mặc y phục nhã nhặn, và không cho mặc quần tây dài hoặc váy ngắn; hoặc việc giữ vững những sự tuân thủ về việc cạo râu hoặc độ dài của tóc (ví dụ như, tóc và râu quai nón không bị cắt xén của người theo đạo Sikh, tóc cuốn lọn dài theo văn hóa Rastafari, hoặc tóc Do Thái (tóc tết dài ở hai bên thái dương)).

  • Đề mục VII cấm sự đối xử bất đồng dựa trên tín ngưỡng hoặc thông lệ tôn giáo, hoặc do không có những điều đó. Với ngoại lệ dành cho các chủ thuê lao động mà là các tổ chức tôn giáo như được định nghĩa theo Đề mục VII, một chủ thuê lao động không thể loại trừ một người nào đó khỏi một công việc dựa trên những sự ưu tiên mang tính tôn giáo và phân biệt đối xử, dù là của bản thân chủ lao động hoặc của các khách hàng, thân chủ, hoặc đồng nghiệp. Đề mục VII cũng cấm việc phân biệt đối xử với người khác bởi vì họ không có tín ngưỡng tôn giáo. Sở thích của khách hàng không phải là một sự biện hộ cho một khiếu nại về việc phân biệt đối xử.
  • Đề mục VII cũng cấm việc phân tách về nơi làm việc hoặc công việc dựa trên tôn giáo (bao gồm các thông lệ về cách ăn mặc và chải chuốt râu tóc mang tính tôn giáo), như là việc bổ nhiệm một nhân viên vào một vị trí không tiếp xúc với khách hàng do bởi sở thích thực tế hoặc được giả định của khách hàng.
  • Đề mục VII yêu cầu một chủ thuê lao động, một khi đã được thông báo rằng một sự giúp đỡ mang tính tôn giáo là cần thiết cho các tín ngưỡng hoặc thông lệ tôn giáo mà được gìn giữ một cách chân thành, phải tạo ra một ngoại lệ cho các yêu cầu hoặc ưu tiên về trang phục và chải chuốt râu tóc, trừ khi việc này sẽ đặt ra một khó khăn quá mức.
    • Việc yêu cầu rằng cách ăn mặc, dấu chỉ, hoặc tín điều mang tính tôn giáo của một nhân viên phải được che giấu thì không phải là một sự giúp đỡ hợp lý nếu điều đó sẽ vi phạm tín ngưỡng tôn giáo của người nhân viên.
    • Một chủ thuê lao động có thể cấm cản thông lệ về trang phục hoặc chải chuốt râu tóc mang tính tôn giáo của một nhân viên dựa trên sự an toàn, an ninh, hoặc các mối lo ngại về y tế tại nơi làm việc chỉ khi các hoàn cảnh thực sự đặt ra một khó khăn quá mức lên hoạt động kinh doanh, và không phải bởi vì chủ thuê lao động đơn giản giả định rằng sự giúp đỡ sẽ đặt ra một khó khăn quá mức.
    • Khi một ngoại lệ được tạo ra như là một sự giúp đỡ mang tính tôn giáo, chủ thuê lao động có thể vẫn không chịu cho phép các ngoại lệ mà được các nhân viên khác mưu cầu vì những lý do muôn thuở.
    • Cả sự bực tức của đồng nghiệp lẫn sở thích của khách hàng đều không cấu thành nên khó khăn quá mức.
    • Trong mọi trường hợp cá biệt, các chủ thuê lao động nên tùy trường hợp mà xác định về các ngoại lệ mang tính tôn giáo được thỉnh cầu, và nên đào tạo những người quản lý sao cho phù hợp.
  • Đề mục VII cấm việc trả thù bởi một chủ thuê lao động do một cá nhân đã có dính líu vào hoạt động được bảo vệ theo quy chế, mà bao gồm việc thỉnh cầu về sự giúp đỡ mang tính tôn giáo. Hoạt động được bảo vệ có thể cũng bao gồm việc phản đối một thông lệ mà người nhân viên tin tưởng một cách hợp lý rằng là trái pháp luật căn cứ theo một trong những quy chế về việc phân biệt đối xử trong công việc, hoặc gửi một cáo buộc, làm chứng, giúp đỡ, hoặc tham gia bằng bất kỳ cách thức nào vào một cuộc điều tra, vào thủ tục xúc tiến vụ kiện, hoặc vào một phiên điều trần theo quy chế.
  • Đề mục VII cấm việc quấy rối tại nơi làm việc dựa trên tôn giáo, mà có thể xảy ra khi một nhân viên được yêu cầu hoặc bị ép buộc phải từ bỏ, thay đổi, hoặc chấp nhận một thông lệ tôn giáo như là một điều kiện của công việc, hoặc ví dụ, khi một nhân viên phải chịu những nhận xét hoặc hành vi không được hoan nghênh dựa trên tôn giáo.

Để xác định vị trí văn phòng của EEOC trong khu vực của quý vị để hỏi về các câu hỏi hoặc để gửi một cáo buộc phân biệt đối xử trước các thời hạn chót hiện hành, hãy gọi đến số điện thoại miễn phí 1-800-669-4000 hoặc 1-800-669-6820 (TTY) để biết thêm thông tin. Những người xin việc và nhân viên thuộc khu vực liên bang nên liên hệ với văn phòng về EEO của cơ quan chịu trách nhiệm cho việc phân biệt đối xử mà bị buộc tội để khởi động quy trình cố vấn về EEO. Để biết thêm chi tiết, hãy xem qua "Cách để Gửi một Cáo buộc Phân biệt đối xử trong Công việc," https://www.eeoc.gov/vi/cach-nop-cao-buoc-phan-biet-doi-xu-ve-viec-lam.

Ngoài những sự ngăn cấm của Đề mục VII đối với việc phân biệt đối xử mang tính tôn giáo, về chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia và giới tính, EEOC áp dụng thi hành các quy chế liên bang mà cấm việc phân biệt đối xử trong công việc dựa trên tuổi tác, khuyết tật, hoặc thông tin di truyền của những người xin việc hoặc nhân viên. Quý vị có thể liên hệ với EEOC với các câu hỏi về các chính sách có hiệu quả tại nơi làm việc mà có thể giúp ngăn chặn việc phân biệt đối xử, hoặc với các câu hỏi chuyên sâu hơn, bằng cách gọi đến số 1-800-669-4000 (TTY 1-800-669-6820), hoặc gửi các câu hỏi truy vấn bằng văn bản đến: Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng, Văn phòng Cố vấn Pháp lý, 131 Đường M, NE, Washington, D.C. 20507.