Bước tới nội dung

Tôn giáo ở Slovakia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cây thánh giá trên đỉnh núi Slavkovský štítdãy núi Tatra.

Cơ đốc giáotôn giáo chính ở Slovakia. Đa số người Slovakia (62%) thuộc Giáo hội Latinh của Công giáo; thêm 4% người nữa là người Công giáo Hy Lạp (Byzantine), tổng số người Công giáo chiếm tới 66%. Các thành viên của Giáo phái Tin lành, chủ yếu là Luther hoặc Thần học Calvin chiếm 9%. Các thành viên của những giáo phái khác, bao gồm cả những nhóm chưa đăng ký, chiếm 1,1% dân số. Các tín đồ Cơ đốc Chính thống phương Đông chủ yếu tìm thấy ở các khu vực của người Rutheny (Rusyns).[1] Giáo hội Công giáo chia đất nước thành 8 giáo phận gồm 3 tổng giáo phận ở hai tỉnh khác nhau. Nhà thờ Công giáo Hy Lạp Slovakia là một nhà thờ trung tâm sui iuris với ba giáo phận ở Slovakia và một giáo phận ở Canada. Nhìn chung khoảng một phần ba thành viên giáo phái thường xuyên đi lễ nhà thờ.[2]

Các tôn giáo khác được lưu hành ở Slovakia gồm Bahá'í giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáoDo Thái giáo. Có 18 nhóm giáo phái và tôn giáo đã được đăng ký.[3] Ước tính có 0,2% tín đồ Hồi giáo ở Slovakia vào năm 2010.[4] Trong khi đất nước có dân số Do Thái ước tính trước Thế chiến II là 90.000 dân, thì ngày nay chỉ còn khoảng 2.300 người Do Thái.[5] Năm 2010, ước tính có 5.000 tín đồ Hồi giáo ở Slovakia, chiếm chưa đến 0,1% dân số của quốc gia.[6]

Năm 2016, Quốc hội Slovakia đã thông qua một dự luật yêu cầu tất các phong trào và tổ chức tôn giáo phải có tối thiểu 50.000 thành viên hành nghề đã được xác minh để được nhà nước ông nhân. Dự luật đã được hai bên đón nhận tích cực, vừa là phương án kiềm hãm những hong trào tôn giáo mới tiềm ẩn nguy hiểm và lạm dụng, vừa bị phê phán vì ủng hộ Cơ đốc giáo và vi phạm chủ nghĩa thế tục của quốc gia. Dự luật được thông qua bởi 2/3 thành viên của Quốc hội.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Tông giáo ở Slovakia (2011)[8]

  Tông giáo khác (0.5%)
  Không liên kết (13.4%)
  Không được ghi rõ (10.6%)
Giáo phái Thành viên %
Công giáo La Mã 3.347.277 62%
Giáo hội Tin lành 372.858 5,9%
Công giáo Hy Lạp 206.871 3,8%
Thần học Calvin 98.797 1,8%
Giáo hội Chính thống 49.133 0,9%
Nhân Chứng Giê-hô-va 17.222 0,3%
Giáo hội Giám lý 10.328 0,2%
Không được định rõ 571.437 10,6%
Không tôn giáo 725.362 13,4%
Nguồn: Slovakia census 2011[9]

Ngoài ra, có một lượng nhỏ các tín đồ của nhiều giáo phái Cơ đốc khác: Báp-tít, Giáo hội Brethren, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Giáo hội Tông đồ, Phong trào Giám lý, Giáo hội Công giáo Cổ, Khoa luận giáo,[10] các nhóm Cơ đốc giáo và Giáo hội Hu-xít Tiệp Khắc.[11][12] Nhóm tà giáo lớn nhất ở Slovakia là Krug Peruna. Hơn thế nữa, nhóm có số thành viên không chỉ nằm ở Bratislava (trụ sở chính) mà còn ở nhiều thành phố khác như MartinKošice.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Slovakia. Encyclopædia Britannica Online.
  2. ^ Manchin, Robert (2004). “Religion in Europe: Trust Not Filling the Pews”. Gallup. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2009.
  3. ^ “Registrované cirkvi a náboženské spoločnosti v SR”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Pew Research Center (ngày 18 tháng 12 năm 2012). Religious Composition by Country 2010 Lưu trữ 2013-11-16 tại Wayback Machine
  5. ^ Vogelsang, Peter; Brian B. M. Larsen (2002). “Deportations”. The Danish Center for Holocaust and Genocide Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  6. ^ Na Slovensku je 5-tisíc moslimov: Bude v našej krajine mešita? | Nový Čas. Cas.sk (2010-08-11). Truy cập 2017-02-04.
  7. ^ “St. Elisabeth Cathedral”. Visitkosice.eu. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “Table 14 Population by religion” (PDF). Statistical Office of the SR. 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ “Table 14 Population by religion” (PDF). Statistical Office of the SR. 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  10. ^ A New Mission Opens in Štúrovo, Slovakia
  11. ^ Results of the 2001 Slovak Census, from the Statistical Office of the Slovak Republic. [1]
  12. ^ Slovak Republic. International Religious Freedom Report 2005. USDOS.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]