Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Sami

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ chi Sami
Ngữ chi Sámi, ngữ chi Saami
Sử dụng tạiPhần Lan, Na Uy, Nga, Thuỵ Điển
Khu vựcSápmi
Dân tộcNgười Sami
Phân loạiNgữ hệ Ural
Ngôn ngữ tiền thân
Sami nguyên thủy
  • Ngữ chi Sami
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Na Uy;[1][2] được công nhận là ngôn ngữ thiểu số tại nhiều nơi ở Phần Lan, Thuỵ Điển.
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2smi
ISO 639-3tùy trường hợp:
sma – Nam
sju – Ume
sje – Pite
smj – Lule
sme – Bắc
sjk – Kemi
smn – Inari
sms – Skolt
sia – Akkala
sjd – Kildin
sjt – Ter
Glottologsaam1281[3]
Phân bố hiện tại của các ngôn ngữ Sami: 1. Nam Sami, 2. Sami Ume, 3. Sami Pite, 4. Sami Lule, 5. Bắc Sami, 6. Sami Skolt, 7. Sami Inari, 8. Sami Kildin, 9. Sami Ter. Vùng vàng sậm là nơi công nhận ngôn ngữ Sami là ngôn ngữ thiểu số hay chính thức.

Ngữ chi Sami (còn viết là Sámi, Saami) là một phân nhóm ngôn ngữ Ural, là tiếng nói của người Sámi miền Bắc Âu (bắc Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển cùng vùng viễn tây bắc Nga). Tuỳ theo cách thức phân chia, có thể có trên mười ngôn ngữ Sami. Trong tiếng Anh, tên gọi của ngữ chi này có nhiều biến thể, gồm Sámi, Sami, Saami, Saame, Sámic, Samic, Saamic, cùng với đó là ngoại danh LappishLappic. Hai từ cuối, cùng với Lapp, nay được coi là mang ý miệt thị.[4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ chi Sami là một nhánh của ngữ hệ Ural. Theo quan điểm truyền thống, ngữ chi Sami có quan hệ gần nhất với ngữ chi Finn (Sammallahti 1998). Quan điểm này đang chịu sự nghi ngờ từ một số học giả; họ cho rằng bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của ngôn ngữ Finn-Sami nguyên thủy không vững chắc như đã tưởng,[5] nét tương đồng giữa hai bên là tiếp xúc qua lại trong khu vực.

Về quan hệ nội tại, ngữ chi Sami chia ra hai nhánh con: tây và đông. Hai nhánh này lại tách ra những nhánh con, rồi ra từng ngôn ngữ. (Sammallahti 1998: 6-38.) Một phần vùng ngôn ngữ Sami là một dãy phương ngữ mà ở đó hai dạng ngôn ngữ kề nhau thông hiểu nhau ở mức độ nào đó, nhưng ở cách xa thì không hiểu được nhau. Ngược lại, cũng có ranh giới ngôn ngữ rõ rệt, chẳng hạn giữa tiếng Bắc Sami, tiếng Sami Inari, tiếng Sami Skolt, người nói không thể hiểu nhau nếu không tích cực học hoặc tiếp xúc trong thời gian dài. Sự hình thành ranh giới ngôn ngữ như vậy có lẽ là kết quả của việc người nói ít tiếp xúc với nhau trong quá khứ.

Nhóm ngôn ngữ Sami Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm ngôn ngữ Sami Đông

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôn ngữ Sami và các khu định cư ở Nga:
  Skolt (Notozersky)
  Akkala (Babinsky)
  Kildin
  Ter

Số liệu ở trên chỉ là xấp xỉ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://snl.no/språk_i_Norge
  2. ^ kirkedepartementet, Kultur- og (ngày 27 tháng 6 năm 2008). “St.meld. nr. 35 (2007-2008)”. Regjeringa.no.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Saami”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Karlsson, Fred (2008). An Essential Finnish Grammar. Abingdon-on-Thames, Oxfordshire: Routledge. tr. 1. ISBN 978-0-415-43914-5.
  5. ^ T. Salminen: Problems in the taxonomy of the Uralic languages in the light of modern comparative studies. — Лингвистический беспредел: сборник статей к 70-летию А. И. Кузнецовой. Москва: Издательство Московского университета, 2002. 44–55. AND [1]
  6. ^ “Saami, South”. ethnologue.com.
  7. ^ “Saami, Ume”. ethnologue.com.
  8. ^ “Saami, Pite”. ethnologue.com.
  9. ^ “Saami, Lule”. ethnologue.com.
  10. ^ “Saami, North”. ethnologue.com.
  11. ^ “Saami, Inari”. ethnologue.com.
  12. ^ “Saami, Skolt”. ethnologue.com.
  13. ^ “Saami, Kildin”. ethnologue.com.
  14. ^ Karpova, Lisa (ngày 18 tháng 2 năm 2010). “The 5 Smallest Languages of the World”. pravda.ru.
  15. ^ “Saami, Ter”. ethnologue.com.