Bước tới nội dung

Messier 86

Tọa độ: Sky map 12h 26m 11.7s, +12° 56′ 46″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Messier 86
Hình ảnh M86 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThất Nữ
Xích kinh12h 26m 11.7s[1]
Xích vĩ+12° 56′ 46″[1]
Dịch chuyển đỏ-0.000814 ± 0.000017 (-244 ± 5 km/s)[1]
Khoảng cách52 ± 3 Mly (15.9 ± 1.0 Mpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)9.83[1]
Đặc tính
KiểuS0(3)/E3[1]
Kích thước biểu kiến (V)8′.9 × 5′.8[1]
Đặc trưng đáng chú ýhiển thị một dịch chuyển xanh hiếm
Tên gọi khác
NGC 4406,[1] UGC 7532,[1] PGC 40653,[1] VCC 0881[1]

Messier 86 (còn được biết đến với tên M86 hay NGC 4406) là tên của một thiên hà hình hạt đậu hay thiên hà elip nằm trong chòm sao Thất Nữ. Năm 1781, nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier phát hiện ra nó. Messier 86 nằm ở trung tâm của cụm thiên hà Xử Nữ và tạo thành một nhóm dễ nhận thấy nhất với một thiên hà lớn hơn là Messier 84. Thiên hà này thể hiện giá trị dịch chuyển xanh cao nhất trong số các thiên thể Messier bởi vì nó đang di chuyển về phía Ngân Hà với vận tốc 244 km/s. Điều này là do nó đang rơi về phía trung tâm của cụm thiên hà Xử Nữ từ phía đối diện, chính vì điều này nên nó di chuyển về hướng của Ngân Hà.[3]

Messier 86 thì liên kết với một vài cấu trúc sợi các khí ion hóa với NGC 4438. Điều này cho ta thấy một số chất khí cũng như bụi vũ trụ có thể bị lấy đi, cũng giống như các vật chất trong xấu trúc sợi đó[4]. Thiên hà này đang trải qua áp suất nén bởi vì nó đi qua phần plasma cực nóng ở khắp cụm thiên hà Xử Nữ và đang mất dần môi trường liên sao. Điều này để lại phía sau nó là một vệt tia X phát ra khí nóng. Điều này được các nhà nghiên cứu quan sát dược thông qua sự giúp đỡ của kính viễn vọng không gian Chandra.[5]

Messier 86 có rất nhiều cụm sao cầu với số lượng khoảng 3800 cụm[6]. Ngoài ra, quầng sáng của nó còn có rất nhiều mối liên kết của các ngôi sao quay quanh nó. Đó có thể là tàn dư của những thiên hà lùn bị phá vỡ và bị nó hấp thụ.[7]

Bộ sưu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Xử Nữ và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 26m 11.7s[1]

Độ nghiêng +12° 56′ 46″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ -0.000814 ± 0.000017 (-244 ± 5 km/s)[1]

Cấp sao biểu kiến 9.83[1]

Kích thước biểu kiến 8′.9 × 5′.8[1]

Loại thiên hà S0(3)/E3[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4406. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Jensen, Joseph B.; Tonry, John L.; Barris, Brian J.; Thompson, Rodger I.; và đồng nghiệp (2003). “Measuring Distances and Probing the Unresolved Stellar Populations of Galaxies Using Infrared Surface Brightness Fluctuations”. Astrophysical Journal. 583 (2): 712–726. arXiv:astro-ph/0210129. Bibcode:2003ApJ...583..712J. doi:10.1086/345430.
  3. ^ Jacoby, G. H.; Kenney, G. H.; Tal, J. D. P.; Crowl, H. H.; và đồng nghiệp (2005). “Imaging and Spectroscopy of Large Scale H-alpha Filaments in M86”. Bulletin of the American Astronomical Society. 37: 1392. Bibcode:2005AAS...20713806J.
  4. ^ Gomez, H. L.; Baes, M.; Cortese, L.; Smith, M. W. L.; Boselli, A.; Ciesla, L.; và đồng nghiệp (2010). “A Spectacular Hα Complex in Virgo: Evidence for a Collision between M86 and NGC 4438 and Implications for the Collisional ISM Heating of Ellipticals”. Astronomy and Astrophysics. 518: L45. arXiv:1005.1597. Bibcode:2010A&A...518L..45G. doi:10.1051/0004-6361/201014530. L45.
  5. ^ Randall, S.; Nulsen, P.; Forman, W. R.; Jones, C.; Machacek, M.; Murray, S. S.; và đồng nghiệp (2008). “Chandra's View of the Ram Pressure Stripped Galaxy M86”. The Astrophysical Journal. 518 (1): 208–223. arXiv:0806.0866. Bibcode:2008ApJ...688..208R. doi:10.1086/592324.
  6. ^ “Globular Cluster Systems in Galaxies Beyond the Local Grup”. NASA-IPAC Extragalactic Database (NED). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Janowiecki, Steven; Mihos, J. Christopher; Harding, Paul; Feldmeier, John J.; và đồng nghiệp (2010). “Diffuse Tidal Structures in the Halos of Virgo Ellipticals”. The Astrophysical Journal. 715 (2): 972–985. arXiv:1004.1473. Bibcode:2010ApJ...715..972J. doi:10.1088/0004-637X/715/2/972.
  8. ^ “Beacon of Light”. www.spacetelescope.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]