Bước tới nội dung

Họ Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Lan
Thời điểm hóa thạch: 80–0 triệu năm trước đây Hậu Creta- nay
Phalaenopsis hieroglyphica (trên trái)
Ophrys tenthredinifera (trên phải)
Lan hài đốm(dưới trái)
Maxillaria tenuifolia (dưới phải)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Orchidaceae
Juss., 1789[1]
Chi điển hình
Orchis
L., 1753
Phạm vi phân bố của họ Orchidaceae (xanh)
Phạm vi phân bố của họ Orchidaceae (xanh)
Phân họ

Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm.[2] Đây là một trong những họ lớn nhất[3] của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới.

Vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài được chấp nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới 25.000 loài)[4] do các tranh chấp phân loại học. Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa[5]. Khoảng 800 loài lan mới được bổ sung thêm mỗi năm. Các chi lớn nhất là Bulbophyllum (khoảng 2.000 loài), Epidendrum (khoảng 1.500 loài), Dendrobium (khoảng 1.400 loài) và Pleurothallis (khoảng 1.000 loài). Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya.

Ngoài ra, kể từ khi du nhập các loài từ khu vực nhiệt đới vào trong thế kỷ XIX thì các nhà làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 100.000 loại cây lai ghép và giống cây trồng.

Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1m.

Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ México; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Orchidaceae phân bố rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạcsông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam MỹTrung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực.

Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bổ của họ này:

  • Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi
  • Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi
  • Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi
  • châu Đại Dương: 50 - 70 chi
  • châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi
  • Bắc Mỹ: 20 - 25 chi

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Asparagales

Orchidaceae

Boryaceae

Blandfordiaceae

Lanariaceae

Asteliaceae

Hypoxidaceae

Ixioliriaceae

Tecophilaeaceae

Doryanthaceae

Iridaceae

Xeronemataceae

Xanthorrhoeaceae s. l.

Hemerocallidoideae (Hemerocallidaceae)

Xanthorrhoeoideae (Xanthorrhoeaceae s. s.)

Asphodeloideae (Asphodelaceae)

Amaryllidaceae s. l.

Agapanthoideae (Agapanthaceae)

Allioideae (Alliaceae)

Amaryllidoideae (Amaryllidaceae s. s.)

Asparagaceae s. l.

Aphyllanthoideae (Aphyllanthaceae)

Brodiaeoideae (Themidaceae)

Scilloideae (Hyacinthaceae)

Agavoideae (Agavaceae)

Lomandroideae (Laxmanniaceae)

Asparagoideae (Asparagaceae s. s.)

Nolinoideae (Ruscaceae)

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này được công nhận trong mọi hệ thống phân loại và hệ thống APG II năm 2003 đặt nó trong bộ Asparagales.

Phân loại họ này luôn luôn thay đổi, do các nghiên cứu mới vẫn tiếp tục nhận dạng nhiều yếu tố phân loại mới.

Hiện tại người ta công nhận 5 phân họ. Biểu đồ dưới đây được lập theo hệ thống APG[6]:

Apostasioideae: 2 chi và 16 loài, tây nam châu Á

Cypripedioideae: 5 chi và 130 loài, khu vực ôn đới của thế giới cũng như nhiệt đới châu Mỹ và châu Á

Monandrae

Vanilloideae: 15 chi và 180 loài, khu vực cận nhiệt đới và ôn đới ẩm ướt, miền đông Bắc Mỹ

Epidendroideae: khoảng 650 chi và khoảng 18.000 loài, khắp thế giới

Orchidoideae: 208 chi và khoảng 3.755 loài, khắp thế giới

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu đăng trong tạp chí Nature[7] đã chỉ ra rằng nguồn gốc họ Lan có xuất phát điểm lâu đời hơn so với dự tính ban đầu, có lẽ khoảng 76-84 triệu năm trước[8]. Một con ong của loài ong không ngòi tuyệt chủng, với danh pháp Proplebeia dominicana, được tìm thấy bị mắc trong hổ phách thế Miocen khoảng 15-20 triệu năm trước[8]. Con ong này mang phấn hoa của một loài lan trước đây không rõ, Meliorchis caribea, trên các cánh của nó. Đây là chứng cứ đầu tiên về lan hóa thạch cho tới nay[7][8]. Loài lan tuyệt chủng M. caribea này được đặt trong tông Cranichideae, phân tông Goodyerinae (phân họ Orchidoideae).

Điều này chỉ ra rằng họ Lan có thể có nguồn gốc cổ đại và đã phát sinh khoảng 76-84 triệu năm trước trong thời kỳ Hậu Creta. Nói cách khác, các loài lan có thể cùng tồn tại với khủng long. Nó cũng chỉ ra rằng vào thời gian đó côn trùng là các sinh vật thụ phấn tích cực cho các loài lan. Theo M.W. Chase và ctv. (2001) thì địa lý sinh học chung và mô hình phát sinh loài của họ Orchidaceae chỉ ra rằng chúng thậm chí còn cổ hơn và có thể đã phát sinh khoảng 100 triệu năm trước[9].

Sử dụng phương pháp đồng hồ phân tử, người ta có thể xác định niên đại của các nhánh chính trong họ Lan. Điều này cũng xác nhận rằng phân họ Vanilloideae là nhánh tại sự phân đôi cơ sở của lan với nhị đơn, và phải tiến hóa rất sớm trong sự tiến hóa của họ này. Do chi Vanilla trong phân họ này có mặt tại nhiều nơi trên thế giới trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ châu Mỹ qua châu Á, New Guinea và Tây Phi, và các lục địa đã bắt đầu tách ra khoảng 100 triệu năm trước, nên trao đổi quần sinh vật đáng kể phải xảy ra sau sự chia tách này (do niên đại của Vanilla được ước tính khoảng 60-70 triệu năm trước).

Lan khoe sắc trên cây cổ thụ

Các chi dưới đây là đáng chú ý nhất trong họ Lan.

Hoa phong lan trong hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. ISSN 0024-4074. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Roskov, Y.; Kunze, T.; Orrell, T.; Abucay, L.; Paglinawan, L.; Culham, A.; Bailly, N.; Kirk, P.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Decock, W.; De Wever, A.; Didžiulis, V. (2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ Nguồn: Number of orchids Bianca Nicoletti - 2003, và: Orchidaceae - Orchid Fact File, Royal Botanic gardens, Kew Lưu trữ 2009-01-30 tại Wayback Machine.
  4. ^ Classification of Orchidaceae in the age of DNA data Mark W. Chase, Curtis's Botanical Magazine Volume 22, Issue 1, trang 2–7, tháng 2 năm 2005, doi:10.1111/j.1355-4905.2005.00466.x
  5. ^ Taxonomic exaggeration and its effects on orchid conservation YOHAN PILLON, MARK W. CHASE, Conservation Biology Volume 21, Issue 1, trang 263–265, tháng 2 năm 2007 doi:10.1111/j.1523-1739.2006.00573.x
  6. ^ Orchidaceae trên website của APG.
  7. ^ a b Santiago R. Ramírez, Barbara Gravendeel, Rodrigo B. Singer, Charles R. Marshall & Naomi E. Pierce (ngày 30 tháng 8 năm 2007). “Dating the origin of the Orchidaceae from a fossil orchid with its pollinator”. Nature. 448: 1042–1042. doi:10.1038/nature06039.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b c Orchids date to time of the dinos BBC ngày 29 tháng 8 năm 2007, 17:27 GMT 18:27 UK
  9. ^ The origin and biogeography of Orchidaceae. Trong: Pridgeon A. M., Cribb P. J., Chase M. W., Rasmussen F. (chủ biên). Genera orchidacearum. Quyển 2, trang 1-5, nhà in Đại học Oxford, Oxford.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Batygina T. B., Bragina E. A., Vasilyeva E. 2003. The reproductive system and germination in orchids. Acta Biol. Cracov. ser. Bot. 45: 21-34.
  • Berg Pana H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart, Đức
  • Kreutz C. A. J. 2004. Kompendium der Europaischen Orchideen. Catalogue of European Orchids. Kreutz Publishers, Landgraaf, Hà Lan
  • D. Lee Taylor và Thomas D. Bruns: Independent, specialized invasions of ectomycorrhizal mutualism by two nonphotosynthetic orchids Lưu trữ 2012-07-17 tại Wayback Machine; Proc. Natl. Acad. Sci. Hoa Kỳ; quyển 94, trang 4510-4515, 4-1997

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)