Bước tới nội dung

Accor Arena

48°50′19,15″B 2°22′42,6″Đ / 48,83333°B 2,36667°Đ / 48.83333; 2.36667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cung thể thao Paris-Bercy)
Accor Arena
Bercy
Bên ngoài nhà thi đấu
Map
Tên cũCung thể thao Paris-Bercy (1984–2014)
Bercy Arena (2014–2015)
AccorHotels Arena (2015–2020)
Vị trí8 Đại lộ Bercy
Bercy, Quận 12, Paris, Pháp
Tọa độ48°50′19,15″B 2°22′42,6″Đ / 48,83333°B 2,36667°Đ / 48.83333; 2.36667
Giao thông công cộngParis MétroParis Métro Line 6Paris Métro Line 14 Bercy
Chủ sở hữuThành phố Paris
Nhà điều hànhSEM Cung thể thao Paris-Bercy
Sức chứaBuổi hòa nhạc: 20.300
Quyền Anh: 16.394
Quần vợt: 15.609
Bóng ném: 15.609
Bóng rổ: 15.609
Khúc côn cầu trên băng: 15.000
Điền kinh: 10.910
Mặt sânVersatile
Công trình xây dựng
Khởi côngTháng 2 năm 1981
Khánh thành3 tháng 2 năm 1984
Sửa chữa lại2014–2015
Kiến trúc sưAndrault & Parat
Jean Prouvé
Aydin Guvan
Trang web
accorarena.com

Accor Arena (ban đầu được gọi là Cung thể thao Paris-Bercy, và trước đây là AccorHotels Arena; còn được gọi là Bercy trong các giải đấu mà tên thương mại bị cấm, chẳng hạn Thế vận hội) là một nhà thi đấu thể thao và nhà hát nằm trên Đại lộ Bercy ở khu vực Bercy thuộc Quận 12 của Paris, Pháp. Ga tàu điện ngầm gần nhất là Bercy.

Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Andrault-Parat, Jean Prouvé và Aydin Guvan, nhà thi đấu có hình dạng kim tự tháp và sườn được trồng cỏ. Nhà thi đấu có sức chứa từ 7.000 chỗ ngồi đến 20.300 chỗ ngồi, tùy thuộc vào sự kiện được tổ chức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, Trường đua xe Mùa đông (Vélodrome d'Hiver) tổ chức sự kiện thể thao lần cuối ngày 17 tháng 4 rồi bị phá bỏ. Hội đồng thành phố Paris quyết định xây dựng một cung thể thao mới, đa chức năng và dành cho cả các buổi biểu diễn. Nhiều địa điểm đã được xem xét tới.

Tháng 5 năm 1979, chính quyền thành phố chính thức công bố cuộc thi kiến trúc cho dự án Cung thể thao Bercy. Nhóm của Pierre Parat và Michel Andrault, với sự cộng tác của Aydin Guvan và kỹ sư Jean Prouvé trở thành người thắng cuộc. Việc xây dựng được bắt đầu vào ngày 30 tháng 3 năm 1981 và kết thúc vào tháng 12 năm 1983. Ngày 3 tháng 2 năm 1984, thị trưởng Jacques Chirac chính thức khánh thành công trình[1]

Cung thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Cung thể thao thuộc khu phố Bercy, nằm đối diện với Thư viện quốc gia bên kia sông Seine. Đây cũng là một khu vực giải trí của Paris với trung tâm mua sắm Bercy Village, trung tâm chiếu phim Ciné-Cité của UGC cùng nhiều nhà hàng, quán cà phê, một số bảo tàng nhỏ.

Cung thể thao Bercy mang hình bát giác có dạng kim tự tháp cao 30 mét, sườn được trồng cỏ. Thiết kế này giúp cảm giác về chiều cao công trình giảm bớt và hòa hợp với công viên Bercy bên cạnh. Không gian của cung Bercy có thể thay đổi để phù hợp với các môn thể thao, sức chứa từ 3.500 đến 18.000 người[2]. Để tổ chức cả những môn thể thao nước, một bể được trang bị 27 quạt cho phép đạt được sức gió cấp 5. Những thành phần cố định duy nhất của cung thể thao là đường đua dành cho xe đạp dài 250 m và một sân băng rộng 1.800 m².

Hiện nay, mỗi năm Cung thể thao Bercy tiếp đón khoảng 1,5 triệu khán giả với hơn 120 buổi thi đấu, trình diễn[3].

Các sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Cung Bercy là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện đa dạng, từ thể thao, âm nhạc tới hội họp, khiêu vũ... Với các mộn thể thao trong nhà, Bercy là nơi từng tổ chức nhiều giải quan trọng như vô địch bóng rổ, bóng ném... Riêng quần vợt, Cung Bercy là nơi tổ chức giải BNP Paribas Masters được bắt đầu từ năm 1986.

Nhiều ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng từng trình diễn ở đây như: Shania Twain, Beyonce, Shakira, Dire Straits, Spice Girls, Céline Dion, Britney Spears, Iron Maiden, Marilyn Manson, Björk, Mariah Carey, P!nk, Christina Aguilera, Justin Timberlake, Cher, The Rolling Stones, Deep Purple, Tina Turner, Madonna, Barbra Streisand, Guns N' Roses, Red Hot Chili Peppers, Blackpink... Trong số những buổi biểu diễn ở Bercy, nhiều CD, DVD đã được ghi lại để phát hành. Đây là nơi tổ chức trận chung kết CKTG bộ môn Liên minh huyền thoại 2019

BNP Paribas Masters Mít tinh của François Bayrou dịp bầu cử tổng thống 2007 Giải Electronic Sports World Cup 2006 Cầu Bercy và cung thể thao
Các sự kiện thể thao ở cung Bercy
Các CD và DVD được ghi ở cung Bercy

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dossier de presse Lưu trữ 2008-11-14 tại Wayback Machine, trang 12, trang chính thức của Cung thể thao Bercy. Truy cập 29 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ Présentation de Bercy Lưu trữ 2008-05-16 tại Wayback Machine, trang chính thức của Cung thể thao Bercy. Truy cập 29 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ Dossier de presse Lưu trữ 2008-11-14 tại Wayback Machine, trang 8, trang chính thức của Cung thể thao Bercy. Truy cập 29 tháng 5 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Địa điểm đầu tiên
Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới
Địa điểm

1985
Kế nhiệm:
Hoosier Dome
Indianapolis
Tiền nhiệm:
Nhà thi đấu Luna Park
Buenos Aires
Giải bóng chuyền nam vô địch thế giới FIVB
Địa điểm trận chung kết

1986
Kế nhiệm:
Nhà thi đấu Maracanãzinho
Rio de Janeiro
Tiền nhiệm:
Nhà thi đấu thể thao Budapest
Budapest
Giải vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới
Địa điểm

1989
Kế nhiệm:
Trung tâm Tàu điện ngầm Halifax
Halifax
Tiền nhiệm:
Pabellón Príncipe Felipe
Zaragoza
Giải vô địch bóng rổ các câu lạc bộ châu Âu
Vòng chung kết
Địa điểm

1991
Kế nhiệm:
Abdi Ipekçi Arena
Istanbul
Tiền nhiệm:
Cung thể thao Genova
Genova
Giải vô địch điền kinh trong nhà châu Âu
Địa điểm

1994
Kế nhiệm:
Globen Arena
Stockholm
Tiền nhiệm:
Pabellón Príncipe Felipe
Zaragoza
Giải vô địch bóng rổ các câu lạc bộ châu Âu
Vòng chung kết
Địa điểm

1996
Kế nhiệm:
PalaEur
Roma
Tiền nhiệm:
Palau Sant Jordi
Barcelona
Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới
Địa điểm

1997
Kế nhiệm:
Green Dome Maebashi
Maebashi
Tiền nhiệm:
Palau Sant Jordi
Barcelona
Giải vô địch bóng rổ châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1999
Kế nhiệm:
Abdi Ipekçi Arena
Istanbul
Tiền nhiệm:
Nhà thi đấu 1 của Sân vận động Cairo
Cairo
Giải vô địch bóng ném nam thế giới
Địa điểm trận chung kết

2001
Kế nhiệm:
Pavilhão Atlântico
Lisboa
Tiền nhiệm:
Nhà thi đấu thể thao PAOK
Thessaloniki
FIBA SuproLeague
Vòng chung kết
Địa điểm

2001
Kế nhiệm:
PalaMalaguti
Bologna
Thống nhất thành EuroLeague vào năm 2001–02
Tiền nhiệm:
Rod Laver Arena
Melbourne
Davis Cup
Địa điểm trận chung kết

2002
Kế nhiệm:
Rod Laver Arena
Melbourne
Tiền nhiệm:
O2 World
Berlin
EuroLeague
Vòng chung kết
Địa điểm

2010
Kế nhiệm:
Palau Sant Jordi
Barcelona
Tiền nhiệm:
Oval Lingotto
Torino
Giải vô địch điền kinh trong nhà châu Âu
Địa điểm

2011
Kế nhiệm:
Scandinavium
Göteborg
Tiền nhiệm:
Cung thể thao băng
Sankt-Peterburg
Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới
Địa điểm

2017
Kế nhiệm:
Royal Arena
Copenhagen
Tiền nhiệm:
Sân vận động Incheon Munhak
Incheon
Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại
Địa điểm trận chung kết

2019
Kế nhiệm:
Sân vận động bóng đá Phố Đông
Thượng Hải