Monazit
Monazit | |
---|---|
Thông tin chung | |
Thể loại | Khoáng vật phosphat |
Công thức hóa học | (Ce,La)PO4 |
Phân loại Strunz | 08.AD.50 |
Hệ tinh thể | Đơn tà |
Nhận dạng | |
Màu | Nâu đỏ, nâu, vàng nhạt, hồng, lục, xám |
Dạng thường tinh thể | Phổ biến là dạng lăng trụ hoặc tinh thể có dạng nêm |
Song tinh | Phổ biến là song tinh tiếp xúc |
Cát khai | Theo mặt [100], kém theo mặt [010] |
Vết vỡ | vỏ sò hoặc không rõ |
Độ cứng Mohs | 5,0 đến 5,5 |
Ánh | Nhựa, thủy tinh đến adamantin |
Màu vết vạch | Trắng |
Tính trong mờ | Trong suốt đến đục |
Tỷ trọng riêng | 4,6–5,7 (4,98–5,43 đối với Monazit-Ce) |
Thuộc tính quang | Hai trục (+) |
Chiết suất | nα = 1,770–1,793 nβ = 1,778–1,800 nγ = 1,823–1,860 |
Đa sắc | Yếu |
Góc 2V | 10–26° |
Các đặc điểm khác | Phóng xạ nếu giàu thori, cathodoluminescence nâu sẫm, thuận từ |
Tham chiếu | [1] |
Monazit là một khoáng vật phosphat có màu nâu đỏ chứa các kim loại đất hiếm. Nó thường tồn tại ở dạng các tinh thể nhỏ riêng lẻ. Trong thực tế có ít nhất bốn loại monazit, tùy thuộc vào vị thành phần nguyên tố tương đối trong khoáng vật:
- monazit-Ce (Ce, La, Pr, Nd, Th, Y)PO4
- monazit-La (La, Ce, Nd, Pr)PO4
- monazit-Nd (Nd, La, Ce, Pr)PO4
- monazit-Sm (Sm, Gd, Ce, Th)PO4
Các nguyên tố trong dấu ngoặc đơn được liệt kê theo thứ tự thành phần tương đối trong khoáng vật, do vậy lanthan là nguyên tố đất hiếm phổ biến nhất ở dạng monazit-La. Silica, SiO2, sẽ ở dạng vết cũng như có một lượng rất nhỏ urani và thori. Do phân rã anpha của thori và urani, monazit chứa một lượng đáng kể heli, đây là yếu tố có thể được tách ra bằng nhiệt.[2]
Monazit là một loại quặng quan trọng của thori, lanthan, và xeri. Nó thường được tìm thấy ở dạng sa khoáng. Các mỏ dạng này ở Ấn Độ đặc biệt giàu monazit. Nó có độ cứng 5,0 đến 5,5 và tỷ trọng tương đối cao vào khoảng 4,6 đến 5,7 g/cm³.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Monazite. Handbook of Mineralogy. (PDF). Truy cập 2011-10-14.
- ^ "Helium From Sand", March 1931, Popular Mechanics article bottom of page 460