Jammu và Kashmir (lãnh thổ liên bang)

lãnh thổ liên bang
(Đổi hướng từ Jammu and Kashmir)

Jammu và Kashmir là một khu vực do Ấn Độ quản lý với vị thế là một lãnh thổ liên bang, gồm phần phía nam của vùng Kashmir bị tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947, và giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 1962.[5][6] Khu vực Jammu và Kashmir được chia tách với các lãnh thổ khác của Kashmir do Pakistan kiểm soát qua đường kiểm soát, lần lượt là Azad KashmirGilgit-Baltistan về phía tây và phía bắc. Lãnh thổ này nằm về phía bắc của các bang Himachal PradeshPunjab của Ấn Độ, và phía tây của Ladakh, một lãnh thổ liên bang của Ấn Độ cũng thuộc vùng tranh chấp Kashmir.

Jammu và Kashmiruu
Ấn chương chính thức của Jammu và Kashmiruu
Ấn chương
Jammu và Kashmir
Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir tại Ấn Độ (màu nhạt là các lãnh thổ không kiểm soát)
Jammu và Kashmiruu trên bản đồ Thế giới
Jammu và Kashmiruu
Jammu và Kashmiruu
Quốc giaẤn Độ
Lãnh thổ liên bang31 tháng 10 năm 2019
Thủ phủSrinagar, Jammu
Diện tích
 • Tổng cộng42.241 km2 (16,309 mi2)
Độ cao cực đại[2] (Đỉnh Nun)7.135 m (23,409 ft)
Độ cao cực tiểu (Chenab)247 m (810 ft)
Dân số (2011)
 • Tổng cộng12.258.433
 • Mật độ290/km2 (750/mi2)
Múi giờUTC+05:30
Mã ISO 3166IN-JK
Biển số xeJK
Ngôn ngữHindi (chính thức[3]),[4], Anh (hành chính)
Kashmir, Dogri
Websitehttps://www.jk.gov.in

Đạo luật về việc thành lập lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir được lưỡng viện Quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 8 năm 2019. Bang Jammu và Kashmir bị chia thành hai lãnh thổ liên bang là 'Jammu và Kashmir' và 'Ladakh', có hiệu lực từ 31 tháng 10 năm 2019.[7] Jammu và Kashmir là lãnh thổ liên bang lớn thứ nhì (sau Ladakh) và đông dân thứ nhì (sau Delhi) của Ấn Độ.

Lịch sử

sửa

Bang Jammu và Kashmir trước đó có vị thế đặc biệt theo Điều 370 Hiến pháp Ấn Độ. Khác với các bang khác, Jammu và Kashmir có hiến pháp, hiệu kỳ và được tự trị hành chính.[8] Các công dân Ấn Độ từ các bang khác không được phép mua đất hoặc tài sản tại Jammu và Kashmir.[9] Jammu và Kashmir gồm có ba khu vực riêng biệt: Jammu có người Ấn Độ giáo chiếm đa số, thung lũng Kashmir do người Hồi giáo chiếm đa số còn Ladakh có nhiều cư dân là tín đồ Phật giáo.[10] Bất ổn và bạo lực luôn dai dẳng tại thung lũng Kashmir, và sau tranh chấp trong một cuộc bầu cử cấp bang vào năm 1987, bùng phát một cuộc nổi dậy kéo dài nhằm kháng nghị về quyền tự trị và các quyền lợi.[10][11] Đảng Bharatiya Janata (BJP) lên nắm quyền trong tổng tuyển cử năm 2014, và trong tuyên ngôn tuyển cử 2019 của họ có việc thu hồi Điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ, nhằm để Jammu và Kashmir có vị thế ngang với các bang khác.[10] Một nghị quyết về bãi bỏ Điều 370 được lưỡng viện Quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 8 năm 2019. Đồng thời, một đạo luật tái tổ chức cũng được thông qua, theo đó sẽ phân bang này thành hai lãnh thổ liên bang, Jammu và Kashmir và Ladakh.[12] Việc tái tổ chức này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 10 năm 2019.[7]

Địa lý

sửa
 
Bản đồ địa hình khu vực tranh chấp Kashmir.

Jammu và Kashmir có một số thung lũng như thung lũng Kashmir, thung lũng Tawi, thung lũng Chenab, thung lũng Poonch, thung lũng Sind và thung lũng Lidder.[13] Thung lũng Kashmir rộng 100 km và có diện tích 15520,3 km2.[14] Dãy Himalaya phân chia thung lũng Kashmir với cao nguyên Thanh Tạng, còn dãy Pir Panjal bao quanh thung lùng ở phía tây và nam và tách biệt nó với vùng đồng bàng lớn ở miền bắc của Ấn Độ.[15] Dọc theo sườn đông bắc của thung lũng là rặng chính của Himalaya.[16] Thung lũng này có độ cao trung bình 1.850 m trên mực nước biển,[14] song dãy Pir Panjal kế bên có độ cao trung bình là khoảng 3.000 m.[17] Sông Jhelum là sông chính của vùng Himalaya chảy qua thung lũng Kashmir.[18] Các sông Tawi, RaviChenab là các sông lớn chảy qua khu vực Jammu.[19]

Hành chính

sửa
 
Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir (J và K) trong đường màu cam. Lãnh thổ liên bang Ladakh (L) trong đường màu lam.

Lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir gồm có hai phân vùng: JammuKashmir, và được chia tiếp thành 20 huyện.[20]

Phân vùng Tên gọi Trụ sở Diện tích (km²)
Jammu Kathua Kathua 2.651
Jammu Jammu 3.097
Samba Samba, Jammu 904
Udhampur Udhampur 4.550
Reasi Reasi 1,719
Rajauri Rajauri 2.630
Poonch Poonch 1.674
Doda Doda 11.691
Ramban Ramban 1.329
Kishtwar Kishtwar 1.644
Tổng cộng phân vùng Jammu 26.293
Kashmir Anantnag Anantnag 3.984
Kulgam Kulgam 1.067
Pulwama Pulwama 1.398
Shopian Shupiyan 612,87
Budgam Badgam 1.371
Srinagar Srinagar 2.228
Ganderbal Ganderbal 259
Bandipora Bandipore 398
Baramulla Baramula 4.588
Kupwara Kupwara 2.379
Tổng cộng phân vùng Srinagar 15.948

Đọc thêm

sửa

Ghi chú

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Desk, The Hindu Net (ngày 8 tháng 5 năm 2017). “What is the Darbar Move in J&K all about?”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ “Saser Kangri – AAC Publications – Search The American Alpine Journal and Accidents”. Publications.americanalpineclub.org. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Chandigarh, UNI (ngày 31 tháng 10 năm 2019). “Hindi to be official language as J&K and Ladakh will get UT status on Oct 31: Tarun Chugh”. United News of India.
  4. ^ https://sg.inflibnet.ac.in/jspui/bitstream/10603/90065/8/08_chapter2.pdf
  5. ^ (a) Editors of Encyclopaedia Britannia, “Kashmir, region Indian subcontinent”, Encyclopædia Britannica, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) (subscription required) Quote: "Kashmir, region of the northwestern Indian subcontinent... has been the subject of dispute between India and Pakistan since the partition of the Indian subcontinent in 1947. The northern and western portions are administered by Pakistan and comprise three areas: Azad Kashmir, Gilgit, and Baltistan, the last two being part of a territory called the Northern Areas. Administered by India are the southern and southeastern portions, which constitute the state of Jammu and Kashmir but are slated to be split into two union territories. China became active in the eastern area of Kashmir in the 1950s and has controlled the northeastern part of Ladakh (the easternmost portion of the region) since 1962.";
    (b) “Kashmir”, Encyclopedia Americana, Scholastic Library Publishing, 2006, tr. 328, ISBN 978-0-7172-0139-6 C. E Bosworth, University of Manchester Quote: "KASHMIR, kash'mer, the northernmost region of the Indian subcontinent, administered partlv by India, partly by Pakistan, and partly by China. The region has been the subject of a bitter dispute between India and Pakistan since they became independent in 1947";
  6. ^ Jan·Osma鈔czyk, Edmund; Osmańczyk, Edmund Jan (2003), Encyclopedia of the United Nations and International Agreements: G to M, Taylor & Francis, tr. 1191–, ISBN 978-0-415-93922-5 Quote: "Jammu and Kashmir: Territory in northwestern India, subject to a dispute between India and Pakistan. It has borders with Pakistan and China."
  7. ^ a b Ministry of Home Affairs (ngày 9 tháng 8 năm 2019), “In exercise of the powers conferred by clause a of section 2 of the Jammu and Kashmir Reorganisation Act.” (PDF), The Gazette of India, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019
  8. ^ K. Venkataramanan (ngày 5 tháng 8 năm 2019), “How the status of Jammu and Kashmir is being changed”, The Hindu
  9. ^ “Article 370 and 35(A) revoked: How it would change the face of Kashmir”. The Economic Times. ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ a b c Article 370: What happened with Kashmir and why it matters. BBC (ngày 6 tháng 8 năm 2019). Truy cập 2019-08-07.
  11. ^ Jeelani, Mushtaq A. (ngày 25 tháng 6 năm 2001). “Kashmir: A History Littered With Rigged Elections”. Media Monitors Network. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2017.
  12. ^ “Parliament Live | Lok Sabha passes Jammu and Kashmir Reorganisation Bill, Ayes: 370, Noes 70”. The Hindu. ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ Vij, Shivam (ngày 5 tháng 5 năm 2017). “Kashmir Is A Prison With Three Walls”. HuffPost. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  14. ^ a b Guruswamy, Mohan (ngày 28 tháng 9 năm 2016). “Indus: The water flow can't be stopped”. The Asian Age. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  15. ^ Khan, Asma (ngày 26 tháng 4 năm 2018). “A Tryst of the Heart and History along the Karakoram Highway”. Greater Kashmir. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ Andrei, Mihai (ngày 11 tháng 3 năm 2019). “Why India and Pakistan keep fighting over Kashmir – the history of the Kashmir conflict”. GME Science. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  17. ^ Vrinda; J. Ramanan (ngày 21 tháng 12 năm 2017). “Doorway of the gods: Himalaya crosses five countries”. The Hindu. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  18. ^ “Jhelum River”. ngày 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |encyclopedia= (trợ giúp)
  19. ^ Agencies (ngày 29 tháng 7 năm 2019). “Flooding alert issued as India releases water”. The Nation. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  20. ^ “Ministry of Home Affairs:: Department of Jammu & Kashmir Affairs”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa